当前位置:首页 > Thể thao > Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Brondby vs Silkeborg, 23h30 ngày 30/4: Phong độ ổn định
"Tôi ra đời khiến cả nhà khổ sở vì không phải là con trai như kỳ vọng của bố. Ông mang toàn bộ những thất vọng, giận dữ đổ lên đầu mọi người", Linh kể. "Cách đây 7 năm, bố tôi đã có con trai riêng với người đàn bà khác nên bố mẹ đã ly thân".
Tuổi thơ của cô là chuỗi ngày chứng kiến mẹ vật vã đau khổ, đánh ghen vì người bố "thay người tình như thay áo". Cũng vì ám ảnh phải có con trai của bố, ba chị em Linh được nuôi dạy trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Là con gái nhưng cả ba đứa con luôn được kỳ vọng tài giỏi, nối nghiệp gia đình. Làm bất cứ việc gì, họ cũng bị so sánh với anh trai nhà bác cả.
"Câu nói gây tổn thương nhất của bố là: 'Tao có ba đứa con gái, một đứa chết cũng không sao'", cô gái Thái Nguyên kể trong nước mắt.
Khánh Linh đã phấn đấu hết mình để khẳng định bản thân. Thực tế, Linh cũng thành công trong kinh doanh mảng chăm sóc sức khỏe, song cũng vì lao vào kiếm tiền và đã đẩy mối quan hệ của cô và chồng ra xa.
"Tôi không tin có đàn ông chung thủy. Chồng lại rất đào hoa, nên tôi luôn muốn kiểm soát anh ấy, khiến cuộc hôn nhân ngột ngạt", cô chia sẻ.
Ngày 23/11, Khánh Linh đã vượt 100 km xuống Hà Nội để cùng với hơn 100 người trẻ từ các tỉnh thành khác tham gia "Ngày hội an lạc" do tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương, ĐH Bang California (Mỹ) khởi xướng.
Đây là lần thứ hai Ngày hội an lạcđược tổ chức, sau sự kiện ở TP HCM hồi tháng 7, thu hút gần 100 người trẻ.
Dưới đây là những dòng nhật ký của Thảo trên trang facebook cá nhân hướng về quê hương.
Ngày... tháng 5/2021
Vân Trung, Việt Yên quê em, mọi người vẫn đang gồng mình chống dịch. Xe cứu thương vẫn ra vào liên tục.
Ai có gạo góp gạo, ai có rau góp rau...
Ai bị cách ly thì ở nhà, ai không bị thì đi giúp cộng đồng chống dịch...
Nhìn lương thực tập kết nhiều vậy thôi nhưng không thấm gì so với số công nhân đang cách ly tại thôn.
Mọi người cố lên, chúng ta sẽ tiếp tục đánh thắng trận này. Cả nước vẫn đang hướng về Bắc Giang...
![]() |
Người dân ở xã Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang sắp xếp lương thực được cộng đồng ủng hộ |
Ngày... tháng 5/2021
Đêm, tiếng còi xe cứu thương vẫn hú inh ỏi. Vừa có chiếc cứu thương đi ra, giờ lại có xe đi vào.
- Hình như nhà H.H vừa có công nhân bị "bế" đi.
- Kia chiếc nữa kìa, nhà T.Đ sao ấy.
Cứ mỗi lần tiếng còi xe cứu thương rú lên, những người dân ở cạnh lại thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn xem nhà ai có người dương tính Covid-19 bị đón đi.
![]() |
Nửa đêm, lại có tiếng còi rú lên của xe cứu thương. Một người hàng xóm lại được "bế đi" vì tiếp xúc gần F0 |
Chỉ cần nhìn thấy xe cứu thương chẳng may dừng lại trước cửa một lát thôi (có thể họ xác định lại vị trí) cũng khiến những người ở gần cảm thấy sợ hãi. Khi chiếc xe đi qua, họ lại thở phào trong lo lắng.
“May quá, không phải nhà mình”, “Nhà bên kia rồi mọi người ạ”… các công nhân, chủ nhà trọ nhắn nhau qua những group chat.
Gần 2 giờ sáng, xe cứu thương vẫn ra vào tấp nập. Âm thanh quá quen thuộc thời gian này nhưng mỗi lần rú lên vẫn khiến người dân sợ hãi.
Ai cũng lo không biết liệu xóm trọ nhà mình có người nhiễm không. Mọi người nhắc nhau, thôi đi ngủ, trời sắp sáng rồi…
Các cá nhân, những nhà hảo tâm, đội tình nguyện, các đoàn y, bác sĩ,... trên cả nước vẫn đang dốc lòng vì Bắc Giang.
Rồi chúng ta sẽ vượt qua...!
Ngày... tháng 5/2021
Đến ngày 27/5, Bắc Giang đã có 1543 người nhiễm Covid-19. Con số ấy khiến Bắc Giang trở thành tỉnh có số người nhiễm covid-19 lớn nhất cả nước từ trước đến nay. Toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh đang đồng lòng chống dịch. Con số "khủng" ấy cũng xuất phát từ sự dũng cảm và trách nhiệm của Bắc Giang trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Người dân ở 57 tỉnh trong cả nước đang lao động và làm việc tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang. Nếu Bắc Giang cho dừng hoạt động các khu công nghiệp sớm để công nhân các tỉnh trở về địa phương, chắc chắn, số lượng bệnh nhân Covid-19 của tỉnh không đến mức kỷ lục như vậy.
Tuy nhiên, Bắc Giang đã không làm như vậy. Bắc Giang chỉ đóng cửa các khu CN khi đã xét nghiệm cho hơn 140.000 công nhân, đưa các ca dương tính đi điều trị, đưa các F1 đi cách ly. Những người âm tính hoặc nghi ngờ được đưa về nơi ở, cách ly tại nhà, có chính quyền kiểm soát...
Bắc Giang đã không vội vã để công nhân trở về các địa phương. Đó là sự lựa chọn khó khăn. Nhưng, không thể có sự lựa chọn khác. Vì, khi chấp nhận gánh chịu rủi ro về mình, Bắc Giang đã mong có thêm 1 sự an toàn hơn cho cả nước, cho cộng đồng, để dịch bệnh không lây lan ra diện rộng. Đó không chỉ là sự dũng cảm, đó còn là trách nhiệm với dân tộc của những người lãnh đạo.
Sự dũng cảm và trách nhiệm ấy của Bắc Giang khiến cho số lượng người nhiễm Covid-19 tăng nhanh.
Nhưng Bắc Giang không đơn độc! Cả nước đang hướng về Bắc Giang. Những chiến sĩ áo trắng ở thành phố mang tên Bác, ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội,... với hàng ngàn y bác sỹ dốc sức trên tuyến đầu chống dịch.
Hàng chục ngàn người đang tình nguyện rời xa gia đình, xa những người thân yêu để phục vụ công tác chống dịch ở Bắc Giang.
Rất nhiều người đã ủng hộ về tiền, nhu yếu phẩm... cho những khu cách ly và bệnh viện dã chiến ở Bắc Giang.
Đặc biệt, chàng trai Đặng Minh Trí lái xe cứu thương vượt 600 km ra Bắc Giang tình nguyện chống dịch với tâm nguyện "hết dịch mới về".
Tất cả mọi người đang hướng về tâm dịch Bắc Giang với tất cả lo lắng, yêu thương...
Bắc Giang cố lên! Chúng ta sẽ vượt qua! Mọi chuyện rồi sẽ qua...
Dương Thị Thảo(xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
"Mình phải tắt máy nhanh khi vợ gọi điện nói chuyện với con, vì mình sợ cô ấy sẽ khóc, khóc vì nhớ con", thầy giáo có vợ làm y tá đang công tác ở tâm dịch Bắc Giang, trải lòng.
" alt="Bắc Giang, rồi mọi chuyện sẽ qua"/>Deepfake là sự kết hợp giữa "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả mạo) để ghép khuôn mặt, giọng nói... của bất kỳ ai vào bất kỳ nội dung gì, tạo cảm giác như thật.
Nhận định, soi kèo Iwaki vs Omiya Ardija, 12h00 ngày 29/4: Đứt mạch thắng?
* Lý do 'Squid Game' gây sốt
Netflix cho biết series liên tục dẫn đầu về lượt xem tại hơn 90 thị trường. Hãng phim phải thuê thêm người dịch và lồng tiếng phim theo 30 ngôn ngữ khác nhau để phục vụ khán giả.
Năm 2019, khi Feng Qing đang đi du lịch nước ngoài thì người bà yêu quý của cô đột ngột qua đời. Feng không thể tha thứ cho mình vì đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để gặp bà - người đã nuôi nấng cô. “Tôi khóc suốt cả ngày” - Feng kể.
Nhưng Feng không có nơi nào để chia sẻ nỗi đau buồn của mình. Ba mẹ cô không muốn nói về chuyện này. Cũng như trong rất nhiều gia đình Trung Quốc khác, luôn có sự cấm kỵ khi nhắc đến chuyện chết chóc. “Ở nhà, tôi thậm chí còn không được phép sử dụng những cụm từ như ‘mệt chết đi được’ hay ‘vui đến chết mất’” - nữ nhân viên bán hàng 25 tuổi tâm sự.
Vài tuần sau, một người bạn kể với Feng về một sự kiện ở Thượng Hải, nơi người trẻ thường lui tới để chia sẻ những tâm tư và trải nghiệm của mình về cái chết bên những cốc cà phê và bánh ngọt. Cô đã đăng ký tham gia.
“Tôi không phải là người duy nhất bật khóc sau khi trút hết tâm sự của mình về cái chết của bà” - Feng nói.
Người dẫn dắt sự kiện và những người tham gia khác đã đưa cho cô lời khuyên để vượt qua mất mát. Một người đề nghị cô viết ra những kỷ niệm với bà và giữ chúng trong một cái lọ. “Đến bây giờ, tôi vẫn đang làm việc đó”.
Những buổi gặp gỡ như vậy cho phép người tham gia trò chuyện trong bầu không khí thoải mái về cái chết và nó được gọi bằng một cái tên là “cà phê tử thần”.
![]() |
Một khóa học của Hand in Hand để đào tạo ra những người dẫn dắt sự kiện. |
Phong trào “cà phê tử thần” được thành lập vào năm 2011 bởi Jon Underwood, một người Anh, người đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên tại nhà của mình. Kể từ đó, những buổi “cà phê tử thần” được tổ chức ở 76 quốc gia.
“Cà phê tử thần” được phổ biến ở Trung Quốc nhờ Hand in Hand, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Họ tổ chức những buổi cà phê đầu tiên cách đây khoảng 7 năm ở Thượng Hải.
Xem đây như một biện pháp hiệu quả, chi phí thấp để cung cấp kiến thức cho mọi người về cái chết, năm 2019, Hand in Hand bắt đầu tổ chức các buổi đào tạo cho những người dẫn dắt sự kiện, với hi vọng sẽ áp dụng hình thức này trên toàn quốc.
Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, sự quan tâm của mọi người tới hình thức cà phê này đã tăng lên. Cho đến nay, 563 người dẫn dắt đã tổ chức được gần 500 buổi “cà phê tử thần” ở 39 thành phố của Trung Quốc, với khoảng 8.000 người tham gia.
Năm ngoái, khi Gao Jing - một nghệ sĩ tự do - cảm thấy buồn chán vì phải ở nhà tránh dịch, cô biết đến “cà phê tử thần” của Hand in Hand. Ngay khi tình hình cho phép, Gao đã mời một người dẫn dắt có kinh nghiệm đến tổ chức một buổi họp mặt ở Thâm Quyến.
“Mọi người đến với sự tò mò. Rõ ràng, cái chết là thứ hiếm khi được đề cập đến ở Trung Quốc”.
Sau khi tham gia một khóa đào tạo hồi tháng 9 năm ngoái, Gao đã tự mình tổ chức những buổi “cà phê tử thần” ít nhất 1 lần/ tháng. Người tham gia đăng ký ngày một đông. “Đại dịch đã khiến mọi người phải suy nghĩ. Tôi nhận thấy người ta càng lúc càng chân thật hơn và sẵn sàng nói về cái chết hơn”.
Đã 2 lần có người đề nghị Gao đổi tên buổi gặp mặt. Họ nói rằng cái chết là một chủ đề quá nặng nề. Với cô, điều đó chỉ cho thấy cần phải nói về cái chết nhiều hơn. “Chúng tôi đặt tên nó là ‘cà phê tử thần’ bởi vì chúng tôi không muốn mọi người nghĩ về cái chết như một thứ nặng nề”.
“Nếu tham gia một buổi gặp để bàn về chuyện đầu tư là bình thường thì ‘cà phê tử thần’ cũng như thế”.
Không giống như các buổi “cà phê tử thần” trên thế giới - thường vào cửa tự do hoặc đóng góp tự nguyện, những người dẫn dắt sự kiện ở Trung Quốc đưa ra một giá vé cố định.
Sự do dự của nhiều người khi nói về cái chết đồng nghĩa với việc họ cần thuê một địa điểm hoàn toàn riêng tư, thay vì chỉ tìm một góc yên tĩnh ở đâu đó.
Thông thường, giá vé vào cửa là 44 nhân dân tệ (khoảng 154 nghìn đồng). Trong tiếng Trung, con số 44 gần đồng âm với từ “chết”, phản ánh bản chất thẳng thắn mà những người tham gia thảo luận có thể mong đợi.
Các buổi “cà phê tử thần” ở Trung Quốc cho đến nay mới chỉ thành công ở những thành phố lớn. Đồng sáng lập của Hand in Hand, ông Huang Weiping cho biết, ở các khu vực kém phát triển hơn, tỷ lệ người tham dự thấp.
“Tôi đã nói với những người dẫn dắt rằng, một người cũng là một sự thành công. Nếu không có ai đến, hãy ngồi im lặng một mình trong vài giờ - như thế cũng là thành công”.
“Cà phê tử thần” thường được quan tâm bởi phụ nữ và những người trẻ. Trong khi thế hệ già hơn vẫn không thích đề cập đến chủ đề này thì con cháu họ đã cởi mở hơn rất nhiều.
![]() |
Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc. |
Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc cho biết họ đã nhận được gần 70.000 bản di chúc kỹ thuật số vào năm 2020, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm trên 2/3.
Tháng 11/2020, Ma Jiayi, một nhân viên của Hand in Hand, từng tham gia một buổi “cà phê tử thần” online ở Anh. Trái ngược với ở Trung Quốc, một số người tham gia đã già. “Một người đang sắp chết. Ông ấy nói rằng mình sẽ không đợi được đến Giáng sinh”.
“Tôi cảm thấy xúc động khi họ thực sự tiếp cận được những người đang sắp đến với cái chết - một việc vẫn còn rất khó khăn ở Trung Quốc”.
Ở nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến các buổi “cà phê tử thần”. Kris D’Aout, một giảng viên cao cấp ở ĐH Liverpool (Anh) tin rằng, cái chết được nhắc đến trên mặt báo mỗi ngày khiến việc nói về nó trở nên dễ dàng hơn.
Trong các buổi gặp mặt online của D’Aout, một số người đến để chia sẻ trải nghiệm của mình. Một số đến vì công việc của họ liên quan đến cái chết. Những người khác có con mắc bệnh nan y.
Trước khi cha của D’Aout qua đời, hai cha con họ đã nói về mọi thứ, từ di chúc cho đến âm nhạc được chơi trong đám tang. “Nếu chúng ta biến nó thành một chủ đề bình thường trong suốt cuộc đời thì khi đến lúc đó, chúng ta sẽ có ít trải nghiệm đau thương hơn”.
“Với cha con tôi, đau buồn đến một cách dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi biết mọi thứ diễn ra theo cách ông muốn”.
Gần 2 năm sau khi tham gia “cà phê tử thần”, Feng - người mất bà - đã giới thiệu sự kiện này cho một vài người bạn thân của mình. “Mọi người không nghĩ về cái chết cho đến khi những người thân của chúng ta đi đến cuối cuộc đời”.
“Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Tôi nhận ra rằng chúng ta cần phải nghĩ về cái chết và hiểu về cái chết khi mọi người vẫn còn sống khỏe mạnh”.
Xem thêm video: Quán cà phê 114 năm không đổi giá
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)
Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
" alt="Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'"/>Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'